Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Bàn về Thế trận lòng dân trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975  

                                                                                 Post by: âm thanh hội trường                                 

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại đó đã mở ra kỷ nguyên mới chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta, đưa Tổ quốc bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất và tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Toàn dân nô nức tham gia kháng chiến giải phóng miền Nam

Dấu ấn kỳ tích Đại thắng mùa Xuân 1975 của dân tộc ta đến nay đã trải qua 40 năm, các thế hệ người Việt Nam càng cảm nhận đầy đủ và sâu sắc giá trị của thắng lợi mang tầm vóc thời đại này. Đó là sự hội tụ trí tuệ, bản lĩnh kiên cường, bất khuất và khát vọng tự do, độc lập, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam; là thành quả lãnh đạo việc xây dựng và phát huy sức mạnh “thế trận lòng dân” của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 nói riêng.   
Trong quá trình lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như khi xây dựng kế hoạch tác chiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đặc biệt coi trọng đến nhân tố “trận địa lòng dân” (sau này được định danh thành thuật ngữ “thế trận lòng dân”), để động viên và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc. Thực chất “thế trận lòng dân” là trạng thái chính trị - tinh thần của toàn dân với những nhân tố cốt lõi bao gồm: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, ý chí quyết tâm chiến đấu của toàn dân, được các tổ chức, lực lượng đại biểu chân chính cho lợi ích của quốc gia, dân tộc khơi dậy, xây dựng, quy tụ, định hướng, phát huy cao độ, tạo nên nền tảng chính trị - tinh thần vững chắc để huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng dân tộc.
Chủ thể xây dựng thế trận lòng dân (khơi dậy, quy tụ, phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu của nhân dân) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nói riêng là Đảng và Nhà nước ta. Mục đích xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân” nhằm tạo cơ sở, nền tảng chính trị - tinh thần để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Khẳng định những vấn đề cốt lõi trên sẽ góp phần quan trọng đấu tranh, phê phán, bác bỏ mọi quan điểm, luận điệu tuyên truyền sai trái, thù địch hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân” nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để làm nên mốc son chói lọi Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Trước khi Đảng ta quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đang tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975). Tuy quân đội Mỹ không có mặt trực tiếp trên chiến trường miền Nam, song sức mạnh kinh tế, quân sự, với cỗ máy chiến tranh khổng lồ Mỹ trang bị cho chính quyền Ngụy Sài Gòn vẫn hiện hữu, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, bảo vệ chính quyền tay sai bù nhìn. Để có được Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân miền Nam đã phải trải qua những năm tháng chịu sự đàn áp dã man, tàn bạo của chế độ Mỹ - Ngụy. Trước những tình thế khó khăn, hiểm nghèo, đồng bào miền Nam vẫn một lòng, một dạ đi theo cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, được sự chi viện sức người, sức của của hậu phương lớn miền Bắc, quân và dân miền Nam luôn anh dũng, kiên cường đấu tranh chống chế độ Mỹ - Ngụy. “Lòng dân” vẫn luôn hướng theo Đảng; Đảng luôn ở trong dân. Đảng ta đã biết khơi dậy, quy tụ và phát huy sức mạnh “thế trận lòng dân” trong việc chớp thời cơ “ngàn năm có một” để giành thắng lợi từng bước, tạo thế chủ động trên chiến trường miền Nam, chủ động tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đánh đổ hoàn toàn bè lũ tay sai, giành thắng lợi huy hoàng cho dân tộc. 
Thực tiễn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã chứng minh, khi “ý Đảng” hợp với “lòng dân” đã hội tụ sức mạnh, làm cho “thế trận lòng dân” càng được phát huy cao độ, tạo nên cao trào cách mạng quyết tâm giành toàn thắng trong trận quyết chiến chiến lược - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Biểu hiện “thế trận lòng dân” trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 cả về mặt không gian, thời gian và lực lượng.
Về không gian. Biểu hiện “thế trận lòng dân” ở việc nhân dân cả nước từ Nam chí Bắc đồng lòng quyết tâm chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối. “Thế trận lòng dân” đã vững, đang được khơi dậy và phát huy cao độ chính là ngọn nguồn, là chỗ dựa “vững hơn thành’ để Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương và hạ quyết tâm động viên sức mạnh cao nhất của cả nước để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thực tiễn những ngày tháng cuối năm 1974, đầu năm 1975, tuy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trực tiếp trên các chiến trường ở miền Nam, “thế trận lòng dân” của đồng bào miền Nam đã sẵn sàng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy; nhưng không gian chiến trường thực sự diễn ra trong cả nước. “Thế trận lòng dân” của cả hậu phương miền Bắc hướng về miền Nam; rộng lớn hơn là nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng hướng về Việt Nam, hướng về cuộc chiến đấu cuối cùng của nhân dân miền Nam Việt Nam trong trận quyết chiến chiến lược đánh gục dã tâm của kẻ xâm lược cùng bè lũ tay sai bán nước.

 Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập - Biểu tượng của Chiến thắng 30-4
Về thời gian và lực lượng. Thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, “thế trận lòng dân” được phát huy cao độ; quân và dân cả nước hừng hực khí thế ra trận với khí phách anh hùng “Một ngày bằng hai mươi năm”, quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hướng ra tiền tuyến lớn, miền Bắc dốc toàn bộ sức mạnh tiềm tàng và to lớn của mình cho miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Mốc lịch sử quan trọng đó là rạng sáng ngày 10-3-1975, bộ đội ta đánh đòn “điểm huyệt” ở Buôn Ma Thuột, mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên, đồng thời cũng là trận then chốt mở đầu của cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân năm 1975. Trước tình hình thắng lớn của ta ở Tây Nguyên, ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm chiến lược: Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Phát huy những thắng lợi dồn dập ở Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung, quân và dân ta ta trên các chiến trường miền Nam đã kết hợp “tiến công và nổi dậy”, “nội dậy và tiến công”.  Ngày 28-3, ta giải phóng Huế; ngày 29- 3, ta giải phóng Đà Nẵng. Ngày 1-4-1975, trên cơ sở sự phát triển thế tiến công như vũ bão trên chiến trường và “lòng dân” ở đô thị lớn nhất miền Nam là Sài Gòn - Gia Định đã sẵn sàng nổi dậy, Bộ Chính trị tiếp tục bổ sung quyết tâm chiến lược: Giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975 trước mùa mưa, không thể để chậm.
Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, chiến dịch mang tên Bác giải phóng Sài Gòn - Gia Định được bắt đầu bằng 5 quân đoàn chủ lực tinh nhuệ làm nòng cốt với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”; cùng với sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng nhân dân ở nội, ngoại thành Sài Gòn - Gia Định, ta đã nhanh chóng đè bẹp bộ máy ngụy quân, ngụy quyền của địch từ trung ương đến cơ sở. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, thành phố Sài Gòn hầu như còn nguyên vẹn, làm nức lòng nhân dân cả nước, làm cả hành tinh chấn động. Cả miền Nam trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 1975 ngập tràn sắc đỏ cờ hoa mừng ngày hội lớn - ngày hội Đại thắng của toàn dân tộc Việt Nam.
Nói về cuộc chiến tranh Việt Nam, các nhà biên soạn “Từ điển Lịch sử của những năm 1970” của Mỹ đã viết: Đối với đa số người Việt Nam, sau hàng nghìn năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam. "Họ (nước Mỹ-TG) đã góp nên sức mạnh" cho phong trào yêu nước mãnh liệt do Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, với uy tín trong nhân dân… và đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của đa số nhân dân. Cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao: Ý chí độc lập và thống nhất đất nước đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người cộng sản thắng lợi chứ không phải là nhờ vào hệ tư tưởng hay ưu thế quân sự của họ để làm nên chiến thắng”[1]. Cần phải bổ sung vào đánh giá trên, đó là sức mạnh “thế trận lòng dân” đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và được phát huy cao độ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, đã góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975.
Trong tình hình mới, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển mới. Tư duy về quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta, theo đó, cũng có bước phát triển. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo, thềm lục địa, khoáng sản tài nguyên, thiên nhiên của đất nước, mà còn bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng và cuộc sống hoà bình, hạnh phúc của nhân dân… Vì vậy, để tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới phải quán triệt sâu sắc nhiều nội dung, yêu cầu mới, trong đó xây dựng “thế trận lòng dân” là yếu tố cốt lõi, đặc trưng bản chất và là “nguyên vật liệu” trong xây dựng nền quốc phòng - an ninh toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tác giả: Tăng âm truyền thanhthiết bị truyền thanh

Tác giả: Tăng âm truyền thanh AAV Việt Nam là người nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm tăng âm truyền thanh và các thiết bị truyền thanh hãng AAV Việt Nam nhiều tính năng tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, hơn hẳn các dòng tăng âm truyền thanh, thiết bị truyền thanh trên thị trường Việt Nam hiện nay - kể cả các hãng thiết bị truyền thanh lớn đang có mặt trên thị trường Việt Nam




[1] Từ điển Lịch sử của những năm 1970, Nhà xuất bản Greenwood Press phát hành năm 1999 tại Mỹ.

6 nhận xét:

  1. "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", có được lòng dân là có tất cả

    Trả lờiXóa
  2. Giá mà bạn có bài nói về thế trận lòng dân trong kháng chiến chống Thực dân Pháp nhỉ. Vấn đề này đâu chỉ có trong kháng chiến chống Mỹ. Tôi rất muốn tham khảo vấn đề này. Nếu có thể bạn đăng lên hoặc gửi cho tôi nhé. Cảm ơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết rất hay về thế trận lòng dân

    Trả lờiXóa
  4. "Phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng". Người chỉ rõ sự cần thiết phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng: Không có quần chúng thì không có lực lượng. Không có Đảng thì không có người lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ đường. Người nhấn mạnh: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng". "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn". Hồ Chủ tịch

    Trả lờiXóa
  5. Trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì chúng ta không thể giành thắng lợi hoàn toàn được; do đó lòng dân là cực kỳ quan trọng

    Trả lờiXóa
  6. Giải Phóng Miền Nam

    Ngày ba mươi tháng tư, trời rực sáng,
    Miền Nam hân hoan, đón tự do về.
    Tiếng reo hò vang khắp nẻo đường quê,
    Niềm vui chiến thắng, lòng người rộn rã.

    Những đoàn quân tiến bước, lòng kiên trung,
    Giải phóng quê hương, bao năm mong chờ.
    Cờ đỏ sao vàng, tung bay rực rỡ,
    Khắp phố phường, làng mạc, núi sông.

    Những giọt nước mắt, hòa cùng nụ cười,
    Những người con xa, nay về đoàn tụ.
    Miền Nam yêu dấu, nay đã tự do,
    Một dải đất nước, nối liền một dải.

    Nhớ mãi ngày ấy, khắc sâu trong tim,
    Những anh hùng, những người đã hy sinh.
    Giải phóng miền Nam, đất nước hồi sinh,
    Một Việt Nam thống nhất, mãi trường tồn.

    Trả lờiXóa